Một mình CLB Hà Nội... chấp hết!
Trong đợt cập nhật mới nhất, Vatican cho biết Giáo hoàng Francis không trải qua bất kỳ cơn khủng hoảng hô hấp nào từ đêm 22.2 và hiện vẫn được truyền ôxy lưu lượng cao thông qua đường mũi.Một số kết quả xét nghiệm cho thấy tình trạng suy thận khởi phát, nhẹ, nhưng các bác sĩ cho hay tình hình vẫn trong tầm kiểm soát."Mức độ phức tạp của tình trạng lâm sàng và cần thời gian để chờ các liệu pháp điều trị có kết quả ban đầu, cho thấy tiên lượng vẫn chưa đủ thông tin để kết luận", AP dẫn kết luận của đội ngũ y bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho người đứng đầu giáo hội hoàn vũ.Hồng y Rino Fisichella, nhà tổ chức Năm Thánh, đã chủ trì thánh lễ thay Đức Thánh Cha ở Vương cung thánh đường thánh Peter ở Rome hôm 23.2 (giờ địa phương) và đọc bài giảng do giáo hoàng chuẩn bị.Trong lúc quá trình điều trị được tiếp tục, Vatican nhận được lời cầu nguyện từ khắp nơi trên thế giới, từ quốc gia quê hương của Giáo hoàng Francis là Argentina đến Hồi giáo Sunni ở Ai Cập và các học sinh ở Rome.Ở Cairo (Ai Cập), Đại giáo sĩ Hồi giáo dòng Sunni, Ahmed Muhammad al-Tayeb, gửi lời cầu nguyện Giáo hoàng Francis mau bình phục.Ủy ban Do Thái Mỹ cũng cầu nguyện cho vị giám mục thành Rome.Và các học sinh ở Rome đã đến trước Bệnh viện Gemelli gửi thiệp cho giáo hoàng, trong lúc giới giám mục trên toàn nước Ý tổ chức lễ cầu nguyện và chủ trì các thánh lễ đặc biệt cầu phúc cho Đức Thánh Cha.
LG ra mắt máy lọc không khí PuriCare mới
Đại gia đình trúng số độc đắc hơn 34 tỉ đồng: Người trong cuộc nói gì?
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 6 giờ sáng nay 7.2 ở khu vực ngã tư đường Bùi Hữu Nghĩa - Phan Văn Trị (Q.5), nơi nổi tiếng với nhiều tiệm heo quay, vịt quay có thâm niên ở TP.HCM đông nghẹt người tới mua. Dòng người xếp hàng đông, có tiệm hơn 20 nhân viên tất bật chặt thịt, gói hàng, giao hàng và thu tiền.Một nhân viên tại tiệm vịt quay, heo quay cho biết, bình thường tiệm mở cửa lúc 5 giờ nhưng sáng nay mở sớm hơn 1 tiếng, từ 4 giờ để phục vụ khách hàng. Từ tờ mờ sáng, nhiều người đã xếp hàng chờ tới lượt mua để về cúng ngày vía Thần Tài. Hôm nay, giá heo quay từ 350.000 – 400.000 đồng, vịt quay là 350.000 đồng/con."Giá bán không tăng so với ngày thường, chúng tôi phải đứng đây để hướng dẫn vì lượng khách mua quá đông. Sáng nay, người mua heo quay nhiều hơn vịt quay, ngày mùng 10 tháng giêng hàng năm khách đến rất đông nên phải chuẩn bị hàng nhiều hơn. Chúng tôi mở bán đến tối muộn, càng về sáng lượng khách đến mua càng đông. Thời điểm 6 – 7 giờ đông nhất vì mọi người tranh thủ mua về cúng sớm, không nhất thiết phải đợi đến trưa", nam nhân viên cho hay. Bà Phương (67 tuổi, ở Q.3) đến từ 6 giờ xếp hàng mua heo quay. 30 phút sau vẫn chưa tới lượt nhưng bà vẫn vui vẻ chấp nhận vì "ai cũng phải đợi như vậy". Người phụ nữ theo đạo Công giáo không cúng ngày vía Thần Tài nhưng xếp hàng giữ chỗ cho con rể mua cúng mong làm ăn phát đạt. "Vợ chồng con gái bận chút việc nên tôi xếp hàng đợi, lát nữa con sẽ quay lại mua về cúng. Bình thường tôi hay ăn heo quay, vịt quay ở đây nhưng đây là lần đầu tiên chứng kiến cảnh đông đúc vì hôm nay lượng người mua tăng đột biến. Con rể tôi mua heo quay cúng ngày vía Thần Tài mong gặp nhiều may mắn, nhìn cảnh xếp hàng đông không biết bao giờ mới tới lượt", bà Phương nói. Bà Nguyễn Thị Ngọc Thiệt (57 tuổi, ở Q.6) đến tiệm vịt quay, heo quay mua từ sáng sớm. Dù biết sẽ có đông người mua vào ngày vía Thần Tài nhưng bà vẫn đến đây đợi vì thường xuyên mua ở tiệm quen thuộc. Năm nào bà cũng mua heo quay cúng ngày vía Thần Tài. "Ngoài heo quay, tôi còn mua thêm cá lóc. Tôi mua cá lóc nhanh hơn heo quay, không phải đợi lâu, phía trên còn quá trời người đợi, không biết bao giờ mới tới lượt. Nãy giờ tôi xếp hàng 20 phút vẫn chưa tới lượt, mua vịt quay không phải đợi nhưng nhà tôi thường cúng heo quay. Mấy tiệm này nổi tiếng nên việc xếp hàng chờ tới lượt mua là điều bình thường, chỉ mong đến lượt vẫn còn heo quay để mua là được", bà Thiệt cho hay. Ông Tuấn, một shipper chia sẻ: "Khách đặt thịt đùi nhưng nãy giờ tiệm chỉ mới có ba rọi, tôi chờ lâu quá giờ gọi lại hỏi khách có muốn đổi cho nhanh không nhưng họ không bắt máy. Tôi vẫn đang đợi, chưa dám đi giao vì sợ khách không đồng ý, bởi vậy mới khổ, tôi còn ứng mấy trăm cho đơn hàng này nên phải đợi. Hôm nay, khách đến mua đông, chờ mãi mới tới lượt".
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Những 'điểm mù' sau 50 năm thảm sát Munich
Huỳnh Văn Nhân là sinh viên khóa 2010-2014. Vì yêu bóng đá từ ấu thơ, nên mỗi khi có thời gian rảnh sau giờ học, Nhân tham gia các trận bóng giao hữu cùng các sinh viên khác. Anh còn tham gia các giải bóng đá sinh viên nội bộ trong trường, cùng sinh viên của trường tham gia giải bóng đá sinh viên toàn quốc năm 2012, 2013.

Sứa đỏ, món ăn kỳ lạ đất Hà Thành: Ai cũng mê mẩn
Vì sao TP.HCM có 6 trường THCS tuyển sinh lớp 6 bằng bài khảo sát?
Thành đoàn Hà Nội vừa công bố 10 Gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2024. Đây là 10 gương mặt tiêu biểu trên các lĩnh vực: học tập, nghiên cứu khoa học; lao động sáng tạo, phát triển kinh tế; quốc phòng, an ninh; thể dục, thể thao; văn hóa - nghệ thuật; tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.10 cá nhân tiêu biểu gồm:1. PGS-TS Trần Ngọc Mai, Phó trưởng bộ môn Đầu tư quốc tế, Khoa kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàngPGS-TS Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991) là Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024; đồng thời là nữ đảng viên tiêu biểu thủ đô năm 2024. PGS Mai có nhiều nghiên cứu khoa học nổi bật.Chị đã vinh dự nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước năm 2024; bằng khen cho nhóm tác giả đã có công trình đạt khuyến khích giải thưởng Khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ năm 2024 cùng nhiều khen thưởng khác.2. Tiến sĩ, giảng viên Phạm Huy Hiệu, Giám đốc Khoa học tại Trường đại học VinUniTiến sĩ, giảng viên Phạm Huy Hiệu (sinh năm 1992) thuộc top 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024. Anh còn là nhà khoa học trẻ nhất đạt Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả cầu vàng do T.Ư Đoàn và Bộ KH-CN trao tặng năm 2023; Giải thưởng Khoa học quốc tế The DAAD Fellows 2021 dành cho nhà nghiên cứu trẻ xuất sắc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI); tác giả 4 bằng độc quyền sáng chế và 1 giải pháp phần mềm hữu ích.Anh đã huy động thành công 1,27 triệu USD tài trợ nghiên cứu từ châu Âu để phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong y tế tại Việt Nam; tham gia phát triển hệ thống phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) phân tích hình ảnh hỗ trợ chẩn đoán và sàng lọc bệnh, triển khai trên 40 bệnh viện trên cả nước, xử lý khoảng 300.000 lượt bệnh nhân mỗi tháng...3. Giám đốc Công ty TNHH In Nhật Hàn Lê Thị HồngChị Lê Thị Hồng (sinh năm 1991) thuộc top 10 doanh nhân trẻ Thăng Long năm 2024; đạt danh hiệu "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" toàn quốc năm 2023; top 10 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2023.Chị là người sáng lập Công ty TNHH In Nhật Hàn, tạo việc làm cho trên 300 nhân sự; đồng thời tham gia các hoạt động xã hội từ thiện. Chị có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào Doanh nhân trẻ TP.Hà Nội, phong trào khởi nghiệp được T.Ư Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.Hà Nội tặng bằng khen.4. Thiếu tá Trịnh Minh Tùng, Trưởng công an TT.Phú Xuyên, H.Phú XuyênThiếu tá Trịnh Minh Tùng (sinh năm 1990), Trưởng công an TT.Phú Xuyên, H.Phú Xuyên là Chiến sĩ thi đua cơ sở 5 năm liền từ 2019 - 2024; được tặng Huân chương Chiến công hạng ba về thành tích xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (tháng 7.2024).Anh Tùng được đơn vị đánh giá xuất sắc về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhiệm; xung kích, sáng tạo đổi mới, mưu trí, dũng cảm trong công tác, chiến đấu.5. Thiếu tá Nguyễn Văn Tuấn (sinh năm 1990), giảng viên bộ môn vật lý, Khoa hóa - Lý kỹ thuật, Học viện Kỹ thuật quân sựThiếu tá Nguyễn Văn Tuấn đã đạt danh hiệu "Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp T.Ư năm 2024"; bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng do đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2022 - 2023, góp phần vào sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc; danh hiệu "Cán bộ Đoàn xuất sắc tiêu biểu" 2023, 2024.Anh đã công bố được 35 công trình khoa học trong đó có 11 bài thuộc danh mục ISI/SCOPUS; tích cực tham gia hướng dẫn, ôn luyện đội tuyển dự thi Olympic vật lý sinh viên toàn quốc, Olympic vật lý châu Á, và Olympic vật lý quốc tế (trong đó có 2 giải nhất toàn đoàn, 7 giải nhất cá nhân, 7 giải nhì cá nhân, 3 huy chương vàng, 4 huy chương bạc, 6 huy chương đồng).6. Diễn viên Bảo Thanh (Vũ Thị Phương Thanh)Diễn viên Bảo Thanh (sinh năm 1990) công tác tại Nhà hát kịch Công an nhân dân. Chị là Ủy viên Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.Hà Nội, nhiệm kỳ 2024 - 2029; tích cực tham gia các hoạt động và công tác Đoàn - Hội.Về chuyên môn, chị đã gặt hái các giải thưởng danh giá Bông sen vàng, Cánh diều vàng; giành nhiều huy chương tại các cuộc thi tài năng trẻ, liên hoan sân khấu. Gần nhất, chị đã giành huy chương bạc tại Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 2024, vai Hoa trong vở kịch Trả giá.7. Cầu thủ Đội tuyển bóng đá quốc gia Đỗ Duy MạnhCầu thủ Đỗ Duy Mạnh (sinh năm 1996): tham dự giải Vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Mitsubishi Electric cup) năm 2024 tại Thái Lan và đoạt huy chương vàng; vô địch Giải bóng đá Đông Nam Á các năm 2018, 2025.Cầu thủ Đỗ Duy Mạnh là tiền vệ chơi hay nhất của khu vực Đông Nam Á (do Tạp chí Bóng đá Four Four Two bầu chọn) năm 2018; Á quân Giải vô địch bóng đá U19 Đông Nam Á năm 2013, 2014.8. Vận động viên Đội tuyển Cờ vua Hà Nội Lê Tuấn MinhVận động viên Lê Tuấn Minh (sinh năm 1996), thành viên đội tuyển Cờ vua quốc gia, kỳ thủ Việt Nam thứ 13 được phong cấp Đại kiện tướng. Anh đã vô địch cờ vua Việt Nam năm 2020, đoạt 2 huy chương vàng Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31, năm 2022.Anh Lê Tuấn Minh đoạt 1 huy chương bạc vô địch châu Á năm 2023 và 1 huy chương đồng Olympiad Cờ vua thế giới năm 2024 (đây là tấm huy chương duy nhất của đoàn Việt Nam tại giải thi đấu).9. Lê Văn Phúc, Trưởng nhóm tình nguyện viên phục dựng ảnh liệt sĩ "Màu hoa đỏ"Anh Lê Văn Phúc (sinh năm 1989) là người đồng sáng lập nhóm "Màu hoa đỏ" và dự án đưa công nghệ AI vào hỗ trợ phục dựng ảnh.Là một trong những người đầu tiên tiên phong với ý tưởng phục dựng ảnh và trao tặng ảnh liệt sĩ trên khắp mọi miền Tổ quốc, từ năm 2020 đến nay, anh đã phối hợp phục dựng hơn 7.000 ảnh liệt sĩ trên mọi miền Tổ quốc. Anh đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội hỗ trợ phục dựng và trao gần 200 di ảnh liệt sĩ trên địa bàn Hà Nội; hướng dẫn cho hàng trăm bạn đoàn viên, thanh niên về công nghệ chỉnh ảnh, sử dụng AI nhằm phục vụ cho dự án.10. Lê Quang Minh (sinh năm 1993), bác sĩ Khoa nhi, Bệnh viện đa khoa H.Gia LâmNăm 2023, anh Lê Quang Minh có sáng kiến "Xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm và nuôi con bằng sữa mẹ tại Bệnh viện đa khoa H.Gia Lâm trên nền tảng AppSheet" đã được công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng cấp thành phố; giải nhất trong Hội thi Kỹ thuật sáng tạo trẻ ngành y tế khu vực Hà Nội lần thứ 30, năm 2023.Anh được Chủ tịch UBND TP.Hà Nội tặng bằng khen; danh hiệu Sáng kiến sáng tạo của ngành Y tế năm 2024 và danh hiệu Sáng kiến sáng tạo công đoàn TP.Hà Nội năm 2024. Bên cạnh đó, anh đã tham gia hiến máu tình nguyện 29 lần; tích cực tham gia các phong trào thiện nguyện.Gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu là giải thưởng cao quý của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP.Hà Nội trao cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trên nhiều lĩnh vực. Đây là năm thứ 16 Thành đoàn Hà Nội tổ chức tuyên dương Gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu.Lễ tuyên dương Gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2024 sẽ tổ chức vào ngày 21.3 trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025) tại Cung Thiếu nhi Hà Nội.
Đối thủ của U.23 Việt Nam: U.23 Malaysia nhận cú sốc nặng trước thềm giải châu Á
Đây là chia sẻ của GS-TS Phan Trung Lý, ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tại Hội thảo chuyên đề “Pháp luật về trí tuệ nhân tạo” do Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tổ chức sáng nay 4.1.Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ hội thảo quốc tế SIU Prize và lễ trao giải SIU Prize Computer Science 2024 từ ngày 4-11.1, thu hút gần 20 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học.GS-TS Phan Trung Lý cho biết theo kết quả đánh giá và công bố trong báo cáo chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) của Chính phủ do Oxford Insight thực hiện năm 2023, Việt Nam đứng thứ 59/193 quốc gia trên thế giới, đứng thứ 5/10 trong khối ASEAN về khai thác ứng dụng AI để vận hành và cung cấp dịch vụ, tăng 1 bậc so với năm 2022."Bên cạnh những lợi ích to lớn, sự phát triển của AI cũng đã và đang làm dấy lên những quan ngại sâu sắc về các rủi ro tiềm ẩn từ các khía cạnh đạo đức, xã hội, pháp lý. Điều đáng quan ngại nhất là ngày càng xuất hiện và phổ biến việc AI đã và đang bị sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm", GS-TS Phan Trung Lý nêu.Bên cạnh đó, việc phát triển AI cũng đã có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người dân, như quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu cá nhân, việc làm...Vì thế, theo ông Lý, việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về AI ở Việt Nam đang đặt ra cấp thiết, nhằm quản trị AI để phát huy được những yếu tố tích cực, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc ứng dụng công nghệ này.GS-TS Phan Trung Lý viện dẫn trên thế giới, Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp quốc ngày 21.3.2024, nghị quyết toàn cầu đầu tiên về AI nhằm kêu gọi các nước chung tay bảo vệ quyền con người, bảo vệ dữ liệu cá nhân và kiểm soát những rủi ro tiềm ẩn từ công nghệ này.Ngày 30.10.2023, cơ quan hành pháp của Tổng thống Mỹ cũng có sắc lệnh về phát triển và sử dụng AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy. Sắc lệnh này nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển AI có trách nhiệm, tập trung vào các lĩnh vực, như dữ liệu cá nhân, hạt nhân, sinh học."Luật của Liên minh châu Âu tháng 2-2024 về AI đã được Nghị viện châu Âu thông qua. Đây là đạo luật đầu tiên trên thế giới điều chỉnh toàn diện các vấn đề về AI. Mục tiêu chính của đạo luật này là khuyến khích phát triển các hệ thống AI có đạo đức và trách nhiệm. Theo đó, trong việc nghiên cứu và phát triển AI cần thiết lập các nguyên tắc về tiêu chuẩn rõ ràng để bảo đảm các công nghệ AI tôn trọng các quyền cơ bản và nguyên tắc đạo đức", ông Lý chia sẻ.Được biết, tại dự thảo luật Công nghiệp số (tháng 7.2024), AI đã được đề cập ở mục 5, trong đó có nội dung về thúc đẩy phát triển và ứng dụng AI; xây dựng nguyên tắc đạo đức trong phát triển, triển khai và ứng dụng AI; các hoạt động AI bị nghiêm cấm; quản lý rủi ro đối với hệ thống AI và quy định đối với sản phẩm công nghệ số tạo ra bởi AI.Tuy nhiên, theo các chuyên gia, pháp lý về AI cần đầy đủ hơn và Việt Nam cần nghiên cứu cách tiếp cận của các quốc gia điển hình trên thế giới để xây dựng chính sách pháp luật cho mình. Có mặt tại hội thảo, PGS-TS Lê Bộ Lĩnh, Viện Nghiên cứu pháp luật và xã hội, nguyên Phó tổng thư ký Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội, nhận định: "Việc xây dựng một khung pháp lý rõ ràng và đầy đủ để xử lý trách nhiệm pháp lý trong bối cảnh AI là hết sức cần thiết nhưng cũng rất khó khăn. Việt Nam cần tham khảo những kinh nghiệm từ các quốc gia khác để có thể xây dựng một hệ thống luật pháp phù hợp và thống nhất. Vấn đề đạo đức và hội nhập trong phát triển AI cũng cần được quan tâm. Cần có một bộ tiêu chuẩn đạo đức rõ ràng và minh bạch để đảm bảo rằng công nghệ này được phát triển và ứng dụng một cách công bằng và có trách nhiệm". Theo PGS-TS Lê Bộ Lĩnh, một trong những vấn đề pháp lý đầu tiên liên quan đến AI là quyền sở hữu trí tuệ. Trong quá trình phát triển AI, việc tạo ra các thuật toán, mô hình, và dữ liệu huấn luyện là rất quan trọng. Tuy nhiên, các quy định hiện tại về sở hữu trí tuệ chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ."Cụ thể, việc xác định ai là người sở hữu bản quyền các sản phẩm do AI tạo ra khá phức tạp. Nếu một AI tạo ra một tác phẩm nghệ thuật hay một chương trình phần mềm, thì câu hỏi đặt ra là liệu AI hay người lập trình ra AI đó có quyền sở hữu đối với sản phẩm này? Những quy định hiện hành có thể không hoàn toàn phù hợp, dẫn đến những tranh chấp tiềm ẩn trong tương lai", PGS-TS Lĩnh cho hay.GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cũng cho rằng một trong những thách thức pháp lý lớn nhất mà AI mang lại là việc xác định quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hoặc sáng chế do AI tạo ra. "Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành chủ yếu bảo vệ các sản phẩm, sáng tạo do con người thực hiện. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của AI, đã xuất hiện những sản phẩm và sáng chế được tạo ra hoàn toàn tự động bởi các hệ thống AI mà không có sự can thiệp trực tiếp của con người. Điều này đặt ra một loạt câu hỏi về mặt pháp lý: Liệu các sản phẩm do AI tạo ra có thể được bảo hộ sở hữu trí tuệ như các sáng chế do con người thực hiện không? Nếu có, ai sẽ là chủ sở hữu của quyền này, người phát triển AI, công ty sở hữu AI, hay chính bản thân hệ thống AI?", GS-TS Hoàng Văn Kiếm đặt vấn đề.Theo ông Kiếm, trên thế giới, vấn đề này cũng đang thu hút sự quan tâm lớn từ các tổ chức và quốc gia. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hiện đang tiến hành nghiên cứu và thảo luận về các giải pháp pháp lý nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm sáng tạo từ AI được bảo vệ mà không làm mất đi quyền lợi của các nhà phát triển công nghệ. Một số quốc gia như Anh và Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra các đề xuất về việc điều chỉnh luật sở hữu trí tuệ để thích ứng với sự phát triển của AI, mặc dù vẫn chưa có giải pháp hoàn chỉnh và nhất quán trên toàn cầu.Theo báo cáo từ Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, từ năm 2018 đến 2023, đã có hơn 120 bằng sáng chế về AI được cấp tại Việt Nam trong các lĩnh vực như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính, và tự động hóa. Các sáng chế này xuất phát từ cả các viện nghiên cứu, trường ĐH và các doanh nghiệp công nghệ lớn tại Việt Nam, như Tập đoàn FPT, VinAI Research, hay ĐH Quốc gia TP.HCM...Theo GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm, đáng chú ý, nhiều sáng chế AI tại Việt Nam tập trung vào việc ứng dụng trong các ngành công nghiệp đặc thù như nông nghiệp công nghệ cao, y tế, và dịch vụ tài chính. "Các trường ĐH tại Việt Nam đã đóng vai trò chủ chốt trong việc nghiên cứu và phát triển AI, thông qua việc triển khai hàng loạt các dự án liên quan đến công nghệ này. Trong 5 năm qua, số lượng các dự án nghiên cứu về AI tại các trường ĐH hàng đầu như ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM đã tăng lên đáng kể", ông Kiếm cho biết.Cụ thể, các trường ĐH này đã thiết lập nhiều trung tâm nghiên cứu AI chuyên biệt và hợp tác với các tổ chức quốc tế để tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất. Các dự án như phát triển hệ thống hỗ trợ chẩn đoán bằng AI, robot tự động trong các quy trình sản xuất, hay các hệ thống học máy phân tích dữ liệu lớn đã tạo ra những bước đột phá quan trọng."Việc tăng cường các hoạt động nghiên cứu AI tại các trường ĐH không chỉ giúp nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong nước mà còn giúp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nền công nghiệp 4.0 tại Việt Nam", ông Kiếm nhận định.
xoilac tv live
Ngày 25.1, thiếu tướng Trần Minh Tiến, Phó thủ trưởng thường trực Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ban hành quyết định mới nhất về việc 3 công dân ở Bình Thuận tố cáo 9 dự án có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến 2 cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận.Dự án Biển Quê Hương: Không cấu thành tội phạm Cụ thể, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm liên quan đến nội dung đơn của ông Nguyễn Mạnh H., ông Nguyễn Văn T. và ông Nguyễn Văn Q. (công dân trú tại TP.Phan Thiết và H.Đức Linh, Bình Thuận) tố giác ông Lê Tuấn Phong và ông Nguyễn Ngọc Hai, cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và một số cá nhân thuộc các sở ngành liên quan, đã có hành vi "vi phạm các quy định về quản lý đất đai; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ" khi phê duyệt phương án tài chính, quyết định giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án du lịch Biển Quê Hương (xã Thuận Quý, H.Hàm Thuận Nam, Bình Thuận). Cơ quan CSĐT Bộ Công an kết luận các tố giác trên của công dân là không có căn cứ; hành vi của ông Lê Tuấn Phong và ông Nguyễn Ngọc Hai trong việc giao đất, cho thuê đất tại dự án trên "không cấu thành tội phạm".Căn cứ vào Điều 157,158 của bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan CSĐT Bộ Công an quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với nguồn tin tố giác tội phạm của 3 công dân nêu trên liên quan việc giao đất xây dựng dự án Biển Quê Hương.Trước đó, theo đơn tố giác của công dân Bình Thuận, Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiến hành xác minh, điều tra 9 dự án có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật. Cho đến nay, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tiến hành khởi tố và kết thúc điều tra 2 vụ án tại dự án : Khu dân cư thương mại Tân Việt Phát 2 và Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết (đều ở TP.Phan Thiết). Tại 2 vụ án trên, Cơ quan CSĐT đã tiến hành khởi tố, bắt giam nhiều bị can; trong đó có 2 cựu chủ tịch, 2 cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và các cán bộ cấp dưới. Cả 2 vụ án trên đã được đưa ra xét xử và đã có bản án.Ngoài ra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng thu thập hồ sơ, tài liệu làm việc với các cơ quan, tổ chức liên quan để tiến hành xác minh đối với 4 dự án khác; trong đó có 3 dự án do Tập đoàn Rạng Đông làm chủ đầu tư (dự án rừng dầu Hồng Liêm thuộc xã Hồng Liêm, H.Hàm Thuận Bắc; dự án trồng rừng, trồng cây lâu năm, du lịch xanh dã ngoại còn gọi là dự án Bồng lai tiên cảnh và dự án Khu du lịch Xuân Quỳnh, P.Mũi Né). Đến nay Cơ quan CSĐT kết luận chưa phát hiện có dấu hiệu tội phạm.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư